Thuốc Ủ Tê Xăm Môi Có Hại Không? Phun Môi Có Tê Hay Không Tê?
Thuốc ủ tê xăm môi có hại không? Phun môi sử dụng tê quá mạnh có thể dẫn đến co thành mạch quá mức, tuy nhiên, phun môi không tê lại khiến da dễ ra máu và nước mô, nếu
Phun môi ngày càng phổ biến và có nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhiều người băn khoăn giữa phun môi không sử dụng tê và có sử dụng tê. Vậy hãy cùng học viện Natalie tìm hiểu chi tiết về thuốc ủ tê phun xăm môi và giải đáp nên phun môi có sử dụng tê hay không ở bài viết này nhé.
1, THUỐC TÊ LÀ GÌ? THÀNH PHẦN CỦA THUỐC TÊ PHUN MÔI?
Thuốc tê là gì?
Thuốc tê là sản phẩm phổ biến được sử dụng ban đầu trước khi tiến hành các phương pháp có xâm lấn, tiểu phẫu hay phẫu thuật để giảm cảm giác đau đớn. Tùy vào liệu pháp, phương pháp sẽ thực hiện mà lượng thuốc tê được sử dụng nhiều hay ít.
Có nhiều loại thuốc tê, trong đó 3 dạng thuốc tê thường được sử dụng trong phun xăm thẩm mỹ là: tê nước, tê kem, tê dạng gel.
Một số loại thuốc tê Natalie khuyến khích nên sử dụng cho môi: tê kem Lightdep, tê hồng cho lòng môi; tê miếng cho viền môi; tê gel lạnh AS.
Xem thêm: Các bước ủ tê môi chuẩn.
Thành phần của thuốc tê phun môi
Thông thường, trong thuốc tê có 2 thành phần chính:
- Các hoạt chất gây tê: procaine, Lidocaine hay cocaine… . Đây là thành phần có tác dụng giúp giảm đau.
- Vasoconstrictors: thành phần có tác dụng làm co thành mạch, giảm tình trạng chảy máu, nước mô trong quá trình thực hiện.
Thuốc tê càng mạnh sẽ đem lại hiệu quả giảm đau càng cao và co thành mạch càng nhiều.
Thuốc tê xăm môi có hại không?
Các thành phần được sử dụng trong thuốc ủ tê phun xăm môi đều không gây hại cho cơ thể khi sử dụng đúng liều lượng.
Thông thường thuốc tê có hiệu quả trong 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên nếu thời gian làm môi quá 1.5 - 2 tiếng, thuốc tê sẽ không còn tác dụng. Lúc này, khách hàng có thể sẽ cảm thấy rất đau.
Đây cũng là nguyên nhân khiến môi đã sử dụng tê nhưng khách hàng vẫn không chịu được.
2, ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM KHI PHUN MÔI CÓ SỬ DỤNG TÊ
Ưu điểm phun môi có tê:
- Giảm cảm giác đau và châm chích
- Hạn chế chảy máu và nước mô giúp môi hạn chế bị sưng
- Giúp khách hàng cảm thấy yên tâm trong quá trình thực hiện
Phun môi có sử dụng tê
Nhược điểm phun môi có tê:
Sử dụng thuốc tê có thể gây biến đổi màu sắc sau ủ: môi bị nhợt hoặc tím lại, khiến người thực hiện khó nhận biết sắc tố môi để pha màu phun môi phù hợp nhất.
Ngoài ra, nếu người thực hiện phun xăm không biết kỹ thuật ủ tê môi chuẩn, việc sử dụng thuốc tê có thể xuất hiện rất nhiều nguy cơ gây tai nạn khi phun môi:
Sử dụng tê có thể khiến thành mạch co quá mức
Khi sử dụng thuốc tê quá mạnh, thành mạch sẽ bị co quá mức cần thiết. Lúc này, khi tê đang còn tác dụng, môi không bị chảy máu và nước mô. Tuy nhiên, thành mạch co cứng quá mức khiến da không tiếp nhận mực; để mực vào môi cần sử dụng lực tay rất mạnh.
Trạng thái co thành mạch không diễn ra quá lâu. Sau khi kết thúc quá trình thực hiện, thuốc tê hết tác dụng, thành mạch sẽ bắt đầu giãn nở.
Khi liên tục tác động những đường kim với lực mạnh để mực có thể vào môi và duy trì trạng thái này, môi sẽ bị tổn thương rất sâu mà không hề biểu hiện trong quá trình thực hiện. Đến khi thành mạch giãn nở, dưới lớp biểu bì môi sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu và nước mô âm ỉ, từ đó khiến lớp vảy màu được tạo ra dày, kéo gần như hết mực sau khi môi bong.
Thành mạch co quá mức tạo vảy dày
Như vậy, quá trình thực hiện phun môi khiến môi tổn thương rất sâu, yêu cầu cách chăm sóc vô cùng khắt khe, đồng thời khách hàng cũng phải kiêng khem rất nhiều. Nếu việc chăm sóc sau phun môi không được thực hiện tốt, môi dễ xảy ra tình trạng mọc mụn nước, lở loét, dẫn môi bong ra kéo theo hết mực và không có màu.
Sử dụng thuốc tê có thể khiến môi bị chai tê
Chai tê là tình trạng thành mạch bị co quá mức, dù sử dụng lực tay mạnh, môi cũng không thể tiếp nhận mực.
Tình trạng chai tê xảy ra khi sử dụng thuốc tê quá mạnh hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc tê, tê trợ trong quá trình phun xăm.
Sử dụng thuốc tê có thể gây ra tình trạng cháy tê
Cháy tê là tình trạng da bị mủn sau khi ủ tê.
Trong trường hợp sử dụng loại tê mạnh, cháy tê có thể không biểu hiện một cách quá rõ ràng, tuy nhiên da sẽ bị chai và không đàn hồi như thông thường.
Do đó, trong quá trình đánh mực, môi rất dễ bị bờ, bợt hay rách da môi. Lúc này, mực phun xăm sẽ bám trên phần da đã rách, khiến sau bong môi không có mực.
Môi bị cháy tê
Sử dụng thuốc tê có thể khiến môi bị sậm màu hoặc tăng sắc tố sau phun
Việc dùng tê quá mạnh có thể khiến biểu bì da môi bị cháy, từ đó gây ra tình trạng sậm màu sau phun xăm và dễ làm tăng sắc tố phần môi sau thực hiện dịch vụ.
Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến, môi sau phun bị sậm trong một thời gian dài và rất lâu sau đó mới có thể lên màu được. Tuy nhiên, môi lại dễ bị sậm màu xuống mà không tươi và trong như yêu cầu.
3, ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHUN MÔI KHÔNG TÊ
Ưu điểm phun môi không tê:
Bề mặt da môi có độ đàn hồi tốt hơn.
Bề mặt da đàn hồi giúp môi cực kỳ mịn, mướt sau thực hiện; đồng thời môi không bị bệt màu hay rách da môi.
Phun môi không sử dụng tê
Giúp người thực hiện phun xăm có thể nhận định da môi chuẩn trước khi phun
Khi không có thuốc tê làm ảnh hưởng, môi sẽ không bị biến đổi màu sắc sau ủ tê. Do đó, người thực hiện phun xăm có thể dễ dàng nhận định sắc tố môi và pha màu phù hợp nhất.
Môi không bị chai tê, cháy tê
Việc không sử dụng thuốc tê giúp môi không bị cháy tê hay chai tê, hạn chế được các tình trạng sậm màu và tăng sắc tố.
Nhược điểm của phun môi không tê
Khó vào mực hơn
Với khách hàng có da mỏng và máu loãng, khi không có sự hỗ trợ của thuốc tê, thành mạch không co khiến da môi dễ bị ra máu và nước mô. Khi máu và nước mô bị đẩy quá nhiều, mực cũng theo đó mà liên tục bị đẩy ra ngoài.
4, NÊN PHUN MÔI KHÔNG TÊ HAY CÓ TÊ
Thực tế, thuốc tê vẫn là một công cụ cực hiệu quả và hữu ích trong phun môi, do đó chúng ta nên linh hoạt sử dụng thuốc tê ở ngưỡng an toàn.
Với khách hàng có chất da dày, chúng ta có thể thực hiện phun môi không sử dụng tê.
Với khách hàng có da mỏng và máu loãng, chúng ta nên phun môi có tê.
Lúc này, cần sử dụng tê nhẹ dưới 5% để tránh tình trạng cháy tê, chai tê, kích ứng hay dị ứng thuốc tê. Với thành phần như vậy, tác dụng phụ của thuốc tê gần như rất thấp; đồng thời chúng ta vẫn tận dụng được hoạt chất consovantrictors, giúp co nhẹ thành mạch, hạn chế được tình trạng ra máu và nước mô.
Đặc biệt, với bất kỳ loại hình phun môi không tê hay có tê, đừng quên rèn luyện kỹ thuật thật tốt để phun môi đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phun môi không tê
TỔNG KẾT
Trên đây là những giải đáp từ Natalie về thuốc tê và trả lời cho câu hỏi nên phun môi không tê hay có tê. Bạn còn bất cứ băn khoăn nào về Phun xăm và chương trình Học phun xăm, đừng quên để lại thông tin và câu hỏi ở nút ĐĂNG KÝ TƯ VẤN dưới đây để được giải đáp sớm nhất.