• 15000+ học viên
  • Hỗ trợ chuyên môn trọn đời
  • Lên mẫu không giới hạn
0
Phun Môi Bị Cháy Tê. Nguyên Nhân Và Cách Ủ Tê Môi Chuẩn Nataliepmu.com
Phun Môi Bị Cháy Tê. Nguyên Nhân Và Cách Ủ Tê Môi Chuẩn

Phun Môi Bị Cháy Tê. Nguyên Nhân Và Cách Ủ Tê Môi Chuẩn

Phun môi bị cháy tê là tình trạng da môi bị mủn, khi phun, phần da này dễ bị rách và mang theo mực khiến môi bong ra không có màu. Lúc này, để xử lý môi bị cháy tê, cần

Phun môi bị cháy tê là tình trạng mà nhiều người gặp phải trong quá trình thực hiện phun xăm thẩm mỹ. Vậy biểu hiện của phun môi bị cháy tê là như thế nào? Sử dụng tê như thế nào để môi không bị cháy tê? Cùng Natalie tìm hiểu và giải đáp ngay ở bài viết này nhé. 


1, PHUN MÔI BỊ CHÁY TÊ LÀ NHƯ THẾ NÀO?


Môi bị cháy tê là gì?


Môi cháy tê là tình trạng da môi bị mủn sau khi ủ tê. Khi đã bị cháy tê, trong quá trình thực hiện đi các đường kim trên môi, phần da bị cháy này sẽ dễ bị bờ bợt và rách da môi. 


moi-bi-chay-te


Môi bị cháy tê


Lúc này, mực phun xăm sẽ bám vào phần da bị rách. Sau bong, cả phần da bị rách và mực đều bong ra khiến phần da thực tế đã bị cháy trên môi không có mực. Điều này khiến mực môi không đều, chỗ đậm chỗ nhạt hoặc thậm chí gây tình trạng loang màu mực kém thẩm mỹ.


moi-bi-tham-loang


Môi bị thâm loang


Cách xử lý phun môi bị cháy tê


Khi môi đã bị cháy tê, tuyệt đối không tiếp tục phun môi. Lúc này, da môi đã tổn thương và không tiếp nhận mực. 

Để môi có thể phục hồi và lên màu đẹp nhất, chúng ta cần chăm sóc và để môi nghỉ trong 2 tháng. Sau 2 tháng, môi có thể được tiến hành phun lại. 


Cách chăm sóc: Trong thời gian nghỉ môi, khách hàng càn dưỡng môi thường xuyên để làm dịu môi, đồng thời che chắn, chống nắng cho môi, tránh môi bị tổn thương quá mức gây nên tình trạng tăng sắc tố.


2, NGUYÊN NHÂN MÔI BỊ CHÁY TÊ


Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị cháy tê:


Sử dụng tê với hàm lượng quá mạnh và tiến hành ủ tê trong một thời gian lâu hơn quy định. 


Hàm lượng tê cho phép khi sử dụng cho phun môi là dưới 10%. Với tê có hàm lượng cao hơn, môi sẽ dễ bị cháy, đồng thời gây các tai nạn khác trong phun môi như chai tê, co thành mực quá mức. 


Không chia vùng môi khi ủ tê


Một lỗi sai khá phổ biến khi thực hiện ủ tê nhiều bạn làm nghề mắc phải chính là không chia các vùng môi để tiến hành ủ tê mà sử dụng chung một loại tê cho cả môi. 


Trên da môi có 2 phần: lòng môi và viền môi với đặc điểm da và số lượng dây thần kinh cảm giác được sắp xếp khác nhau. 


da-vien-moi


Với phần lòng môi, đây là phần da có ít dây thần kinh cảm giác, do đó khi thực hiện phun môi ở phần này, khách hàng thường cảm thấy ít đau hơn. Ngược lại với lòng môi, viền môi có nhiều dây thần kinh cảm giác hơn. Khi các đường kim di chuyển trên viền môi, khách hàng có thể cảm thấy đau đớn hơn. 


Cùng với số lượng dây thần kinh được sắp xếp, lòng môi cũng là vùng da mỏng hơn so với viền môi. Chính vì vậy, khi ủ tê, chúng ta cần sử dụng loại tê có hàm lượng cao hơn ở phần viền môi, hàm lượng thấp hơn ở lòng môi.


3, CÁCH Ủ TÊ MÔI CHUẨN ĐỂ KHÔNG BỊ CHÁY TÊ


Với phần viền môi: da ở viền môi dày hơn nên ít khi xảy ra tình trạng cháy tê. Tuy nhiên, viền môi lại có nhiều dây thần kinh đau đớn, do đó chúng ta cần sử dụng hàm lượng tê cao hơn.


Với phần lòng môi, đây là phần ít đau đớn hơn tuy nhiên da môi lại rất mỏng, do đó, bạn cần sử dụng hàm lượng tê rất nhẹ (hoặc không cần sử dụng)


Quy trình ủ tê môi chuẩn tránh bị cháy tê


Ở bài viết này, học viện Natalie sẽ gợi ý đến bạn cách ủ tê với 2 loại tê khác nhau: tê Lightdep (4%) và tê redrose (25%).


te-phun-moi


Bước 1: Tẩy trang môi bằng nước tẩy trang trong trường hợp khách hàng có sử dụng son.


Bước 2: Tẩy da chết môi 


Với những khách hàng có môi bị khô, có vảy, da chết sẽ khiến kim bị mắc lại và không ăn mực, chính vì vậy cần tẩy lớp da chết này đi để tạo điều kiện tốt nhất cho môi ngấm tê và mực. 


Trong trường hợp môi quá khô, chúng ta nên ủ Vaseline cho môi mềm hơn.

Sau đó, lưu ý vệ sinh môi bằng nước muối để đảm bảo vệ sinh cho môi.


Bước 3: Thoa một lớp Vaseline mỏng xung quanh viền môi, cách viền môi 1-2mm để tránh tê làm cháy vùng da xung quanh môi.


Bước 4: Chặn 1 lát bông mỏng trên răng, ngăn cách, tránh việc tê chảy qua khe môi vào miệng.


Bước 5: Sử dụng tăm bông (đeo găng tay) để bôi tê.


Với tê Light Dep: Bôi hết lên vùng viền môi


Với tê Red Rose: Bôi 1 lớp Vaseline trong phần lòng môi tránh bị cháy tê lòng môi

Bôi 1 lớp tê Redrose rất mỏng phần viền môi


Bước 6: Đặt nilon quấn ủ lên môi sao cho che phủ đủ phần bôi tê, đồng thời đặt nhẹ nhàng để không di dịch lớp tê.

Sau đó, đặt đồng hồ ủ tê trong 10 phút với tê Lightdep, 3 - 4 phút với tê redrose

Lưu ý: Cần tháo bỏ nilon và lau tê ngay sau thời gian nói trên; tránh ủ tê quá lâu gây cháy tê, chai tê. 


Xem thêm: Phun môi bị cháy tê nguyên nhân do đâu? Cách xử lý?


TỔNG KẾT


Trên đây là những giải đáp từ Natalie về phun môi về cháy tê và hướng dẫn cách ủ tê môi chuẩn. Bạn còn bất cứ băn khoăn nào về Phun xăm và chương trình Học phun xăm, đừng quên để lại thông tin và câu hỏi ở nút ĐĂNG KÝ TƯ VẤN dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0964.359.411 để được giải đáp sớm nhất. 




Bài viết liên quan

icon-fb icon-youtube icon-mail icon-zalo
Hotline: 0334299199