Hướng Dẫn Cách Cầm Máy Phun Xăm Và Kỹ Thuật Đi
Cầm máy phun xăm cơ bản giống với cầm bút thông thường; tuy nhiên máy nặng hơn nên để cầm máy phun xăm chuẩn, cần duỗi ngón út và hơi kiễng lên với bề mặt da sao cho kim
Tư thế cầm máy phun xăm và cách đi kim chiếm đến 80% sự thành công của một sản phẩm phun xăm. Vậy bạn đã cầm máy phun xăm đúng cách và tối ưu để tạo ra những sản phẩm phun xăm ưng ý chưa? Cùng Natalie kiểm tra lại ngay ở bài viết này nhé.
1, NHỮNG LƯU Ý KHI CẦM MÁY PHUN XĂM
Cách cầm máy phun xăm cũng giống như cách cầm bút thông thường. Tuy nhiên, máy phun xăm nặng hơn bút, phun xăm lại là dịch vụ có xâm lấn và có thể gây những tổn thương trên da; do đó cần cầm máy như thế nào để có thể làm chủ được lực tay khi di chuyển máy.
Với máy phun xăm thần thánh, học viện Natalie đã đúc rút ra một tư thế cầm máy phun xăm chung để chúng ta có thể làm chủ được máy và lực tay, phù hợp với các kỹ thuật khác ở mày, môi, mí:
- Ngón út là điểm tựa
- Ngón cái là ngón đỡ máy
- 3 ngón còn lại điều khiển lắc máy
Hướng dẫn cách cầm máy phun xăm
Lưu ý: Có rất nhiều loại máy phun xăm, ở bài viết này, Natalie sẽ hướng dẫn và sử dụng dựa trên máy phun xăm thần thánh. Cách cầm này cũng có thể được ứng dụng cho một số loại máy khác như máy pen, máy kỹ thuật số.
Xem thêm: 6 cách phun môi nhanh bám màu?
2, CÁCH CẦM MÁY PHUN MÀY
Cách cầm máy phun mày như sau:
Ngón út: thay vì ôm như tư thế cầm bút, chúng ta cần duỗi ngón út và hơi kiễng lên để có thể dựng thẳng máy.
Ngón út khi cầm máy phun xăm
Cổ tay: Úp phần cổ tay xuống phía mặt bàn, đồng thời hơi kiễng ngón út lên sao cho kim phun xăm nằm vuông góc với bề mặt. Đây là góc tối tối ưu nhất để kim có độ bén cần thiết và hạt mực tròn đều và đẹp nhất.
Nếu kim bị nghiêng, hạt màu sẽ bị xước và trong quá trình thực hiện cũng dễ tạo ra những tổn thương trên da.
Nếu không thể điều khiển máy hoàn toàn vuông góc, bạn chỉ được phép nghiêng máy trong phạm vi 85 độ - 90 độ so với bề mặt da.
Ngón cái: nâng lên cao sao cho ngang với đốt tay thứ 3 của ngón trỏ để tạo ra thế cân bằng.
Đây là ngón có vai trò giữ máy. Trong suốt quá trình thực hiện phun xăm, chúng ta thả lỏng ngón cái và điều khiển đưa máy qua lại bằng ngón trỏ và ngón giữa.
Điều chỉnh máy tựa vào tay sao cho phần xương của máy nằm ở đốt thứ 3 của ngón tay trỏ.
Lưu ý: Tuyệt đối không kẹp máy vào phần kẽ tay gây khó khăn trong quá trình đưa máy qua lại.
Một số lỗi sai khi cầm máy phun xăm mày:
Không kiễng ngón út:
Khi không kiễng ngón út, không chống đầu ngón út xuống mặt bàn mà để nằm, kim sẽ bị nghiêng so với bề mặt da, từ đó khiến đầu ngòi bị chạm vào da.
Lúc này, hạt mực không những bị dẹt mà còn rất dễ xảy ra tình trạng ọc mực.
Không bẻ cổ tay úp xuống
Khi cổ tay không được úp xuống phía da khách hàng, kim bị nghiêng so với bề mặt da cũng gây ra tình trạng hạt mực dẹt, không tròn đều.
Tựa xương máy vào kẽ tay
Khi tựa xương máy vào trong phần kẽ tay thay vì tựa vào đốt thứ 3 ngón tay trỏ, tay dễ bị gồng, cứng, không linh hoạt được 2 chiều khi đưa máy khiến lực tay không đồng đều hoặc 1 chiều mạnh, một chiều nhẹ.
Điều này có thể gây ra tình trạng lông mày đốt, khớp khi nối các đường kim.
Xem thêm: Các lỗi phun lông mày và cách khắc phục
Kỹ thuật phun mày
Khi thực hiện phun mày, chúng ta sử dụng kỹ thuật phẩy kim.
Kỹ thuật phẩy kim hay còn gọi là kỹ thuật lắc hai chiều. Với kỹ thuật này, các hạt mực tạo ra sẽ có độ tơi, rời và xa nhau, tạo nên hiệu ứng lông mày đậm nhạt.
Kỹ thuật phun mày - môi
3, CÁCH CẦM MÁY PHUN MÔI
Tư thế cầm máy phun môi
Tư thế thế cầm máy phun môi và phun mày là giống nhau. Do đó bạn có thể ứng dụng cách cầm máy phun mày ở mục 2 vào quá trình thực hiện phun môi.
Kỹ thuật phun môi
Khác với phun mày sử dụng kỹ thuật phẩy kim, chúng ta cần miết kim khi thực hiện phun môi (miết kim 1 chiều).
Kỹ thuật miết kim 1 chiều giúp mực nuốt dưới da tốt hơn, đồng thời giảm được sát thương trên da so với kỹ thuật 2 chiều.
Miết kim tạo ra nhiều hạt mực và sát nhau, giúp tổng thể môi đồng đều. Nhờ đó, chúng ta không phải thường xuyên kiểm tra lại để “điền vào chỗ trống”, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi phun môi; thậm chí rút ngắn từ 1 giờ xuống chỉ còn 30 phút.
Với miết kim, chúng ta cầm máy tương tự như trên: ngón út là điểm tựa, ngón cái là điểm đỡ, 3 ngón còn lại chuyển động linh hoạt. miết 1 chiều để mực nuốt dưới da tốt hơn, đồng thời giảm được lực sát thương trên da.
4, CÁCH CẦM MÁY ĐI KỸ THUẬT PHẨY, MIẾT KIM
Dưới đây là video hướng dẫn phẩy và miết kim chuẩn cho phun mày và phun môi; đồng thời so sánh với kỹ thuật tô để bạn có thể luyện tập một cách chính xác nhất:
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Jv__hpnHcuM" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Hướng dẫn phân biệt tô - miết - phẩy
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Zs-kNpSGNH0" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Ứng dụng tô - miết - phẩy
TỔNG KẾT
Trên đây là hướng dẫn chi tiết từ học viện Natalie về cách cầm máy phun xăm.Bạn còn bất cứ băn khoăn nào về Phun xăm và chương trình Học phun xăm, đừng quên để lại thông tin và câu hỏi ở nút ĐĂNG KÝ TƯ VẤN dưới đây hoặc liên hệ qua hotline 0964.359.411 để được giải đáp sớm nhất.